Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Nhộng ong U Minh trộn gỏi


Rừng U Minh Hạ từ hữu ngạn sông Trèm Trẹm xuống đến hữu ngạn sông ông Đốc. Rừng là một thảm thực vật trong đó chiếm tuyệt đại đa số là cây tràm sống chung với dòng họ dương xỉ. Bởi nơi đây tập trung nhiều vùng ngập mặn, rừng tràm, đước… là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ong. Chính vì thế, các món ăn từ ong được người dân tận dụng nhiều. Đặc biệt, thú ăn nhộng ong trở lên khá phổ biến và thành đặc trưng cho ẩm thực nơi đây. Du khách đến với vùng miệt vườn này không chỉ thích thú bở sự trù phú, đa dạng trong hệ sinh thái mà còn đặc biệt ấn tượng bởi lối ăn, trong đó cách ăn ong cũng thật thú vị.
Nhộng ong nào cũng béo và ngon, đó là đặc trưng riêng nhưng tùy vào loại ong mà nhộng ong có vị khác nhau. Và hai loại nhộng ong ngon là ong mật và ong vò vẽ mà mình đã được nếm thử.
Để lấy được tổ ong không đơn giản và sẽ có một bài riêng khi rãnh rỗi. Tuy nhiên phải kết luận rằng phải tốn khá nhiều công phu và sức lực để đuổi chúng đi khỏi tổ. Sau khi bắt được tổ ong, người ta rũ vào nước sôi cho nhộng rơi xuống, săn lại và rút bỏ hết chất bẩn màu đen trong ruột. Công đoạn cuối cùng là chế biến thành những món ăn khác nhau.
Ong non trộn gỏi là một trong số đó. Nguyên liệu chính là ong non và các nguyên liệu có thêm vào thường là dưa leo, củ cải chua, giá, hẹ,...
Ăn nhộng thích thú nhất là cảm giác khi vừa cho nhộng vào miệng, chỉ cắn nhẹ thôi, trong miệng phát ra những tiếng kêu cái “bụp” rất vui tai, giống như ăn hột é mà ăn nhộng béo chứ không lãng nhách như hột é. Ngay sau cảm giác thích thú đó, vị béo ngậy, bùi bùi do nhộng vỡ ra hối hả ùa đến khiến người ăn ngỡ ngàng, nấn ná mãi không muốn nuốt ngay. Cũng béo giống như ăn phô mai nhưng "phệ" hơn nhiều.
Tuy trông hấp dẫn này không phải ai cũng có thể ăn được mà rất kén người. Một số người không hợp có thể bị dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa da nhẹ, giống như bị "phong". Cũng may dâu út không nằm trong số đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét