Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Gia vị cuộc đời

Gia vị cuộc đời
Trăm nghìn vị ta nếm trải trong cuộc đời chỉ là tỷ lê hỗn hợp khác nhau của bốn vị cơ bản: mặn, ngọt, đắng và chua (Đông y học cay không được tính là một vị). Người nội trợ khéo không chỉ đơn giản là tạo ra một bữa cơm nóng sốt dinh dưỡng mà còn kết hợp 4 vị trên để mỗi bữa cơm là môt dịp thưởng thức thú ẩm thực của các thành viên trong nhà.
Mỗi vị trong bếp không chỉ là tăng hương vị cho món ăn mà đó còn là dược thảo, kích thích tiêu hoá, chữa bệnh. Ngoài ra, có một số gia vị còn sử dụng để thực hiện những món ăn có tính tương sinh tương khắc. Nhà mình lúc nào cũng trữ tiêu Phú Thọ, tỏi Lý Sơn. Bụi hành, gừng, nghệ thì được chồng mình chăm sóc để khi cần dùng nào cũng có. Mẹ mình hay nêm nếm liều lượng, tỷ lệ, theo loại gia vị theo cảm tính, theo kinh nghiệm nội trợ chứ không có môt công thức chung nào. Giờ tuy chỉ vào bếp vào cuối tuần nhưng dần dà cũng rút ra môt số kinh nghiệm: nêm cái nào trước, nêm cái nào sau, món nào thì cần gia vị nào. Ví dụ như để món ăn ngon hơn và giảm độc tố trong muối thì đối với món thịt: muối phải đươc nêm vào trước, nấu canh để có vị ngọt từ xương thì muối phải cho vào sau, xào thì muối phải nêm vào khi mỡ tan, chờ 1 phút sau mới cho rau vào...
Trong nhà mình, khẩu vị mỗi người lại khác nhau. Người thì ăn cay, người thích ăn chua, người lại thích ăn hơi mặn một chút... Nghệ thuật ẩm thực lúc này thật là phức tạp mà người đầu bếp cần phải có đầu óc nhạy bén, sành điệu và tưởng tượng... Nghệ thuật còn ở chỗ phải gia giảm lượng muối từ từ đối vơi người thích ăn mặn, kêt hợp thực phẩm đối với người thích ăn chua để không làm ảnh hưởng bao tử chỉ với môt mục đích sức khoẻ của mọi người trong nhà.
Có thể nói trong cuộc sống có nhiều vị mặn, đắng, chát khiến ta mệt mỏi nhưng hãy để khi quay về vơi gia đình, dưới bàn tay của người mẹ, người vợ thì những vị ấy hoà quyện chỉ còn cảm nhận vị ngọt ngào: vị ngọt của hạnh phúc đang lan toả trong làn khói bếp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét